Kỹ thuật cán màng

Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về Kỹ thuật cán màng nhé! – Bình luận ngay

Nếu bạn đã từng tìm hiểu hoặc đã sử dụng các sản phẩm in ấn, gia công thì đã từng gặp qua cán bóng cán mờ. Nhưng đó chỉ là thành phẩm, vậy quá trình nó sẽ diễn ra như thế nào ? Hãy cùng In Ấn Trần Gia tìm hiểu về kỹ thuật cán màng này nhé.

Sau khi in ấn xong, có nguy cơ các ấn phẩm sẽ dễ bị may màu mực, dễ bám bẩn. Khi đó người ta sẽ sử dụng phương pháp cán màng để khắc phục các tình trạng này.
Cũng như tăng độ dai, độ dày và tuổi thọ của sản phẩm.

Kỹ Thuật Cán Màng

Tìm hiểu thêm về kỹ thuật cán màng là phương pháp phủ lên bề mặt ấn phẩm một lớp polyme hoặc nilong. Tùy theo mục đích sử dụng mà có hai loại màng để lựa chọn là cán màng bóng và cán màng mờ.

Cán màng bóng:

Sử dụng lớp màng polymer trong, bóng, có tính thẩm mỹ cao. Sau khi cán thì sản phẩm có độ trơn bóng, bắt sáng tốt. Phù hợp với các loại giấy dán tường, poster, quảng cáo, decal xe, name card….

Kỹ Thuật Cán Màng

Ngoài ra còn có thể cán 1 hoặc trên 2 mặt của sản phẩm in. Mang lại tính năng bảo vệ sản phẩm. Màu sắc tươi đẹp tạo cảm giác thu hút cho sản phẩm.

Cán màng mờ:

Sử dụng kỹ thuật phủ lên một lớp màng nhựa mỏng trên bề mặt ấn phẩm. Tạo cảm giác sang trọng bởi bề mặt trơn láng. Tuy nhiên sẽ không tươi sáng như cán màng bóng. Đồng thời không phản chiếu ánh sáng.

Kỹ Thuật Cán Màng

Phù hợp với các các ấn phẩm như bìa sách, catalogue, thiệp, tời rơi quảng cáo về spa, mỹ phẩm…. Tạo chiều sâu cho sản phẩm và sự sang trọng quý phái.

Sự khác nhau giữa cán màng bóng và cán màng mờ

Tuy về hình thức là giống nhau, song cán màng bóng và cán màng mờ vẫn có một số điểm khác biệt như sau:

Màu sắc:

  • Cán bóng: ấn phẩm có màu sáng hơn, nhấn vào sự rực rỡ và nổi bật của ấn phẩm. Cần chú ý hiện tượng nhòe sáng khi in cán bóng.
  • Cán mờ: ấn phẩm có màu trầm xuống, tạo sự sang trọng nhất định cho ấn phẩm. In cán mờ không phản chiếu ánh sáng mặt trời hoặc đèn điện.
Kỹ Thuật Cán Màng

Độ trơn láng:

  • Cán bóng: sử dụng loại nilong, polymer trơn bóng, tăng độ lóe sáng cho ấn phẩm, rất hiệu quả để thu hút sự chú ý của người nhìn. Vì vậy nó phù hợp với những bản giấy khổ nhỏ được treo gần tầm mắt. Dễ vế inh khi bám bụi, bẩn.
  • Cán mờ: sử dụng loại nilong có màu đục, tạo độ sần sùi nhất định cho ấn phẩm. tạo được chiều sâu cho sản phẩm. Chính vì thế nó phù hợp với những đối tượng thích sự đơn giản, nhẹ nhàng.
ktcmbmm1

Lưu ý trong việc cán màng

Dù lựa chọn hình thức cán bóng hay cán mờ khi cán màng cho ấn phẩm thì nhà in vẫn cần đảm bảo những yêu cầu cơ bản sau:

  • Không làm thay đổi hoàn toàn màu sắc của ấn phẩm
  • Đảm bảo tính nhận diện thương hiệu cho doanh nghiệp
  • Chú ý đến định lượng giấy. Thường là giấy 170gsm trở lên, giấy mỏng hơn sẽ dễ rách, nhăn
  • Tư vấn cho khách hàng để giúp họ có sản phẩm hoàn hảo nhất.
ktcmbmm2

Ưu điểm của các màng

– Tăng độ dày cho sản phẩm in.

– Tăng độ bền màu, khả năng chống thấm, cứng cáp giúp đứng thẳng.

– Tăng độ bền với không khí môi trường, đặc biệt là môi trường nóng ẩm.

– Tăng độ bóng sáng, thẩm mỹ cho sản phẩm in.

– Tránh bụi bẩn, dễ dàng vệ sinh vì có thể lau sạch bằng khăn ướt mà không làm ảnh hưởng tới lớp giấy bên trong.

– Có khả năng chống xước trực tiếp cho bề mặt sản phẩm.

Hy vọng bài viết trên sẽ giúp bạn hiểu hơn về các thông tin về các kích thước chuẩn của các bao thư.

Theo dõi trang fanpage để cập nhật các thông tin khuyến mãi sớm nhất. Facebook

Chia sẻ:

Bình luận:

Your email address will not be published.

TOP